Tiểu sử Liễu_Như_Thị

Liễu Như Thị người Gia Hưng, Chiết Giang, sinh vào năm Vạn Lịch thứ 46 (1618), không ai rõ thân thế bà ra sao, chỉ biết khoảng khi năm Liễu Như Thị được 10 tuổi, bà được danh kỹ Giang NamTừ Phật (徐佛) thu dưỡng. Cuốn Hà Đông quân truyện của Thẩm Cù (沈虬) nói rằng:"Biết thư thiện thơ luật, phân đề bộ vận, khuynh khắc lập liền; sử sự hài đối, lão túc không bằng.".

Nhân khi đọc Hạ tân lang của Tân Khứ Tật nhà Tống, có đoạn:“Ta thấy thanh sơn nhiều vũ mị, liêu thanh sơn thấy ta ứng như thị”[1], nên lấy biểu tự là [Như Thị; 如是].

Năm Sùng Trinh thứ 5 (1632), Liễu Như Thị được đưa làm thị thiếp của một đại học sĩ họ Chu. Họ Chu vốn là văn nhân, dạy Như Thị nào thi thơ, lễ nghĩa. Sau khi Chu mỗ chết, Liễu Như Thị bị vợ bé khác hành hạ, sau đó đành phải trở lại nghề ca kỹ. Bà lưu lạc đến Tùng Giang, lại cải danh Ảnh Liên (影怜), mặc nam trang kết giao với nhiều thi xã trong vùng.

Liễu Như Thị nổi tiếng Tần Hoài, là dung mạo phi phàm, thiên sinh lệ chất, thi họa song tuyệt, mỹ diễm tuyệt luân, tài văn chương hơn người, do đó nàng hay kết giao với tao nhân mặc khách. Trong một quãng thời gian, nàng cùng Lý Đãi Vấn (李待問), Tống Trưng Dư (宋徵輿), Trần Tử Long (陳子龍) đều có qua đoạn tình yêu lãng mạn, nhưng tất cả đều do lễ giáo mà đành dứt tình.

Đặc biệt là với Trần Tử Long thì thời gian dài nhất, cả hai tâm đầu ý hợp, cùng ở với nhau tại căn lầu phía nam Tùng Giang, phú thơ đối nghịch, cho nhau phụ xướng. Về sau, chính thất của Tử Long là Trương thị đến, quấy nhiễu nam lâu, Liễu Như Thị không chịu nhục, bi thiết mà dứt khoát mà rời đi. Tuy thế, Trần Tử Long vẫn lưu luyến nàng, căn cứ Trần Dần Khác dẫn chứng, Trần Tử Long vẫn ba lần bảy lượt truy hỏi tung tích Liễu Như Thị, cho thấy tình cảm của Tử Long không hề qua loa.